Phòng chống và điều trị Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Phản ứng và phòng chống dịch

Tại Việt Nam, đeo khẩu trang được xem là một trong những biện pháp phòng dịch tích cực, thêm vào đó là thường xuyên rửa tay.
Xem thêm: Ghen Cô Vy

Số lượng bệnh nhân tăng lên đã tạo ra mối quan tâm lớn trong cộng đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn và chống lại sự lây lan của bệnh sang Việt Nam, cũng như cảnh báo công dân Việt Nam tránh đến các khu vực có dịch.[115] Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói rằng Việt Nam đã cân nhắc việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc như là một biện pháp đối phó cần thiết. Từ ngày 23 tháng 1, Saigon Tourist thông báo rằng họ đã hủy bỏ tất cả các tour du lịch đến hoặc quá cảnh ở Vũ Hán.[116] Ngày 24 tháng 1, Cục hàng không dân dụng Việt Nam đã ra lệnh hủy bỏ tất cả các chuyến bay đến và từ Vũ Hán.[117] Ngày 13 tháng 2, Quảng Ninh không cấp phép cập cảng cho tàu du lịch AIDAvita vì những lo ngại về tình hình dịch bệnh nhưng sau đó tỉnh đã bị nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh do sự việc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thu hút du lịch nhiều hơn là nguy cơ dịch bệnh.[118] Nhiều hoạt động tập trung đông người tại các địa phương cũng bị hạn chế, đồng thời thực hiện các biện pháp như đo thân nhiệt, trang bị chất sát khuẩn, phát khẩu trang miễn phí ở các nơi công cộng nhằm giảm thiểu rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng.[119][120][121][122][123][124][125][126][127][128]

Tại buổi họp báo ngày 25 tháng 2 diễn ra tại Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh, Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen Thưởng (Bộ Y tế), Ông Vũ Mạnh Cường khẳng định Việt Nam công khai, minh bạch và không giấu dịch.[129][130]

Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đình chỉ tất cả hoạt động của các trường học trên toàn quốc như một phần của các biện pháp kiểm dịch chống lại sự lây lan của virus.[131] Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng đã di dời khung thời gian năm học và kỳ thi THPT quốc gia lại để phù hợp với tình hình nghỉ học tránh dịch.[132] Các biện pháp tích cực cũng thực thi để chống lại sự bùng phát dịch có thể xảy ra, từ việc cách ly 14 ngày cho đến việc hạn chế các hoạt động ngoài trời. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng tham gia vào các biện pháp tuần tra và kiểm soát. Cho đến nay, các biện pháp hạn chế vẫn được duy trì.[133]

Từ ngày 7 tháng 3, du khách bắt buộc phải khai báo y tế khi nhập cảnh Việt Nam.[134]

Từ ngày 10 tháng 3 năm 2020, Việt Nam thực hiện khai báo sức khỏe toàn dân để kiểm soát dịch bệnh một cách tổng thể. Thông tin khai báo sẽ được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không dùng vào mục đích khác.[135][136][137]

Theo cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 sáng 11/3, Việt Nam đơn phương ngừng miễn visa với 8 nước châu Âu từ 0 giờ ngày 12 tháng 3 năm 2020 và thúc đẩy việc sử dụng khẩu trang với hành khách di chuyển bằng đường hàng không.[138]

Theo PGS. TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), mọi bệnh viện vô cảm, thờ ơ với hoạt động chống dịch sẽ bị đóng cửa.[139]

Sáng 14/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Chính phủ Việt Nam quyết định tạm ngừng nhập cảnh trong thời thời 30 ngày kể từ 12h ngày 15/3/2020 đối với người đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh quốc); tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu.[140] Từ 15/3, Vietnam Airlines ngừng chuyên chở hành khách trên các chuyến bay từ Luân Đôn (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức) tới Việt Nam. Từ 25/3, hãng sẽ giảm 14 chuyến bay mỗi tuần của các đường bay giữa TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và ba địa điểm trên.[141]

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, từ ngày 16 tháng 3 năm 2020, người dân phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng... Đồng thời giao 2 bộ Công thương và Y tế chỉ đạo bảo đảm sản xuất, cung ứng khẩu trang bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân.[142][143]

Phản ứng của người Việt Nam đối với dịch COVID-19 được khen ngợi.[144] Đã có những số liệu so sánh sự việc với hồi năm 2003 khi dịch SARS xảy ra. Đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink, đã ca ngợi Việt Nam vì các biện pháp nhanh chóng chống lại dịch bệnh.[145][cần nguồn tốt hơn] Phái đoàn Hoa Kỳ cũng ca ngợi Việt Nam vì những nỗ lực kiểm dịch và đã hợp tác với đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.[146]

Điều trị

Trong 16 ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, Việt Nam đã có nhiều trường hợp bệnh nhân, bao gồm trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, người mắc nhiều chứng bệnh nền. Các bệnh viện đã tổ chức hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân, khống chế được các bệnh lý nền, giúp tạo nên cơ hội để điều trị virus corona thành công. Ngoài ra, các biện pháp cách ly và xét nghiệm giúp phát hiện sớm virus cũng góp phần thành công trong việc chữa trị.[147]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200307-vir... http://baoquangninh.com.vn/dichbenhncov/202003/bo-... http://baoquangninh.com.vn/dichbenhncov/202003/den... http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202002/tang-gia... http://dangcongsan.vn/xa-hoi/viet-nam-cong-khai-mi... http://halongcity.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-ti... http://kinhtedothi.vn/da-so-phu-huynh-muon-keo-dai... https://apps.apple.com/vn/app/ncovi-mobifone/id150... https://www.bbc.com/news/av/world-asia-51764846/co... https://www.cbsnews.com/news/coronavirus-preventio...